Bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, đến ngày 04/4/2019 toàn tỉnh đã ghi nhận có 614 ca mắc Sốt xuất huyết, không có ca tử vong, số ca mắc Sốt xuất huyết xảy ra nhiều ở tp Phan rang Tháp chàm và ở huyện Ninh Phước

Mặc dù từ đầu năm đến nay đoàn giám sát có sự phối hợp của các đơn vị liên quan đi giám sát ở các địa phương và triển khai các biện pháp xử lý kịp thời các ổ dịch và hoạt động diệt lăng quăng ở các hộ gia đình… nhưng tình hình Sốt xuất huyết vẫn chưa giảm, được biết có 2 nguyên nhân chung là thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi phát triển và một bộ phận người dân vẫn thờ ơ với phòng bệnh Sốt xuất huyết, vẫn quen trữ nước sinh hoạt, không san lấp nơi có nhiều nước đọng tạo môi trường cho muỗi có nơi sinh sản…  

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng hiệu quả bệnh Sốt xuất huyết, cách phòng bệnh đơn giản nhất là phun thuốc trừ muỗi đúng cách, diệt bọ gậy, cố gắng tránh bị muỗi đốt hoặc tránh đi đến những nơi có dịch bệnh bùng phát.  Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát dịch lớn vào mùa hè, đông xuân.

Trẻ nhỏ khi mắc Sốt xuất huyết có thể diễn tiến nặng hơn người lớn. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh như sốt cao đột ngột 39 – 400C nhất là những ngày đầu, ngay cả khi uống thuốc hạ sốt do bác sĩ kê đơn, có thể 30-45 phút sau, trẻ sốt cao trở lại, trong trường hợp này cha mẹ không tự ý tăng thuốc dẫn đến quá liều hơn nữa sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể làm tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa, nên cho con uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể chọn loại thuốc có vị cam dễ uống để trẻ hợp tác hơn và đọc kỹ thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng, nếu chưa rõ nên hỏi lại bác sĩ để tránh trẻ uống nhầm thuốc, sai liều. 

Trẻ Sốt xuất huyết thường bị mất nước, khô da, khô môi, mệt mỏi, không nên tự ý truyền dịch vì có thể dẫn đến sốc phản vệ, phù nề, suy hô hấp, nguy hại đến tính mạng. Cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ, bù nước cho con bằng nước sôi để nguội, nước trái cây (dừa, cam, chanh...) hoặc nước cháo loãng với muối. 

Theo dõi trẻ liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

Cách phòng chống bệnh Sốt xuất huyết:

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại..) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thường xuyên cọ, rửa bể, thùng, súc rửa lu, chum vại, dùng bàn chải chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn/tủ đựng chén bát, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần.

+ Thu dọn rác (chai, lọ, bát , lu vỡ, vỏ hộp nhựa, lốp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)

+ Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ, không treo quần áo đã mặc để lâu trong nhà

- phòng chống muỗi đốt: Mặc áo dài tay, ngủ màn kể cả ban ngày, dùng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi, dùng rèm màn tẩm hóa chất diệt muỗi…

Bích Trâm