Truyền thông, vận động công tác Dân số và Phát triển luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong tình hình mới
Truyền thông, giáo dục dân số và đặc biệt trong truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi đóng một vai trò hết sức quan trọng, theo đó đã tạo ra sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Truyền thông luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác Dân số và Phát triển trong tinh hình mới. Thực tế cho thấy, từ khi Chương trình Dân số Việt Nam được khởi xướng và triển khai thực hiện (26/12/1961), công tác truyền thông luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc triển khai, thực hiện các mục tiêu về Dân số - KHHGĐ.
Nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số - KHHGĐ Việt Nam, Giáo sư Mai Kỷ đã từng nói: Nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác Dân số - KHHGĐ là tuyên truyền, vận động để tạo nhu cầu về KHHGĐ và tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ để đáp ứng các nhu cầu đó.Trong các Chiến lược Dân số - KHHGĐ giai đoạn 1991 - 2000; Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 hiện nay, công tác truyền thông Dân số và Phát triển trong tình hình mới luôn được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ của Nghị quyết 21-NQ/TW và Nghị quyết 137/NQ-CP.
Trên cơ sở đó, có thể khẳng định, truyền thông, giáo dục dân số và đặc biệt trong truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi đóng một vai trò hết sức quan trọng, theo đó đã tạo ra sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chú trọng loại hình tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và người chưa thành niên.
Tập trung hoạt động truyền thông vào những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn và những đối tượng còn nhiều hạn chế về nhận thức. Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng dân số trong và ngoài nhà trường. Chính truyền thông, giáo dục dân số đã đổi mới được cách tiếp cận truyền thông, từ thông tin, giáo dục, truyền thông sang truyền thông vận động chuyển đổi hành vi và áp dụng các phương pháp quản lý truyền thông dựa trên cơ sở xác định rõ đặc điểm của từng nhóm để có cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Nghị quyết 21-NQ/TW cũng chỉ đạo rõ: Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục luôn được coi là mũi nhọn hàng đầu và là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công công tác DS và Phát triển. Những thành công này đã góp phần quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh: Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển.
Chí Đại