CẢNH BÁO KHẨN CẤP: Không sử dụng thực phẩm Patê Minh Chay

Đăng ngày 28 - 09 - 2020
Lượt xem: 95
100%

 

Trong thời gian qua (từ ngày 13/7 đến 18/8/2020) đã xuất hiện rải rác 9 ca bệnh từ một số tỉnh/thành phố trong cả nước với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, tứ chi yếu cơ, khó nuốt, liệt cơ, khó thở …. Qua điều tra cho thấy các bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới (Địa chỉ tại Tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) sản xuất và kinh doanh trực tiếp qua mạng (trang Website của công ty: pate.1001monchay.com; minhchay.com). Kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm “Pate Minh Chay” của các lô khác nhau đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Cục An toàn thực phẩm thông báo khẩn cấp:

1.Người tiêu dùng tạm thời không mua. Không sử dụng các sản phẩm của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới và thông báo cho cơ quan chức năng y tế tại địa phương nếu còn sản phẩm sau: 

Pate Minh Chay, Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri Hương thảo mộc, Giò lụa lúa mì, Muối lạc truyền thống, Chả quế lúa mì, Muối vừng bát bảo, Giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi.

2. Đối với người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như trên cần đến ngay cơ ở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi kịp thời./.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum:

 Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường chỉ xảy ra với các loại thực phẩm đóng kín trong môi trường thiếu không khí (trong hộp, chai, lọ, can, lon, bao, túi) trong khi điều kiện sản xuất bị nhiễm bẩn và môi trường bên trong thực phẩm không đảm bảo để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, do đó bạn cần:

- Chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.

-Thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường.

-Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm theo các cách khác nhau (hộp, chai, lọ, hộp,…) và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (nhiệt độ đông đá làm vi khuẩn ngừng phát triển).

-Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Lưu ý nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).

-Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối,…): bạn cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

                                       Bs Trần Xuân Phương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tình hình dịch bệnh trong tỉnh tuần thứ 15 (Từ ngày 5/4 đến ngày 11/4/2024)(11/04/2024 1:46 CH)

Tình hình dịch bệnh trong tỉnh tuần thứ 14 (Từ ngày 29/3 đến ngày 4/4/2024)(05/04/2024 4:36 CH)

Tình hình dịch bệnh trong tỉnh tuần thứ 13 (Từ ngày 22/3 đến ngày 28/3/2024)(28/03/2024 4:10 CH)

Tình hình dịch bệnh trong tỉnh uần thứ 12 (Từ ngày 15/3 đến ngày 21/3/2024)(21/03/2024 10:31 SA)

Tình hình bệnh Dại trên người và cách phòng bệnh Dại(20/03/2024 4:27 CH)

31 người đang online
°